Tẩy trắng răng là phương pháp đơn giản, không xâm lấn giúp cải thiện màu sắc răng hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp này. Nếu bạn đang mang muốn sở hữu hàm răng trắng đẹp, hãy bớt chút thời gian tìm hiểu cùng chúng tôi
1. Nguyên nhân khiến răng bị nhiễm màu
Hàm răng trắng sáng và đều đẹp là mong ước của nhiều người bởi nó không chỉ tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt mà còn giúp mọi người cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp. Tuy nhiên theo thời gian, dưới tác động của thực phẩm và quá trình vệ sinh răng miệng không tốt khiến hàm răng có màu vàng sậm hoặc nâu, xám gây mất thẩm mỹ. Cụ thể, có hai nguyên nhân chính khiến răng bị nhiễm màu, đó là:
Nhiễm màu ngoại lai:
Răng bị nhiễm màu ngoại lai có nguồn gốc từ thức ăn, đồ uống hoặc thuốc lá,… Các món có màu sậm như trà, cà phê, nước trái cây, rượu vang đỏ…. đều có thể để lại mảng bám trên răng, về lâu dài các phân tử này xâm nhập sâu bên trong men răng làm răng sậm màu rõ rệt.
Nhiễm màu nội sinh:
Răng bị nhiễm màu nội sinh được hình thành từ bên trong răng. Cụ thể, là do răng đã bị chết tủy, do hóa chất qua đường máu, do tuổi tác hoặc do di truyền,….
2. Những trường hợp định không được tẩy trắng răng
Từ khi phương pháp tẩy trắng răng ra đời, nó đã trở thành “vị cứu tinh” của rất nhiều người đang có hàm răng bị nhiễm màu như đã nêu ở trên. Bởi vì tẩy trắng răng là phương pháp pháp đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng giúp bạn đến gần hơn với nụ cười đẹp tự nhiên.
Hầu hết mọi người đều có thể tẩy trắng răng, tuy nhiên kết quả tẩy trắng răng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nhiễm màu răng. Thậm chí, trong một số trường hợp bạn cần trì hoãn việc tẩy trắng răng hoặc không nên tẩy trắng răng:
Phụ nữ mang thai và cho con bú:
Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú không nên tẩy trắng răng. Vì những hoạt chất có trong thuốc tẩy trắng răng có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và em bé sau này.
Trẻ em dưới 16 tuổi:
Các bác sĩ nha khoa cho rằng đối tượng thích hợp để tẩy trắng răng là những trường hợp có tình trạng răng khỏe mạnh và ở độ tuổi từ 18 tuổi trở lên. Còn khi trẻ em dưới 16 tuổi thì không nên tẩy trắng răng, bởi đây là độ tuổi mà buồng tủy còn rộng, thuốc tẩy trắng răng có thể gây ra những ảnh không tốt làm kích thích tủy khiến răng trở nên nhạy cảm.
Nếu nghiêm trọng còn có thể gây viêm quanh răng, viêm nướu, tụt nướu và răng có thể bị ê buốt nhiều hơn trong quá trình tẩy.
Người bị viêm nha chu, sâu răng và mòn cổ chân răng:
Viêm nha chu là bệnh viêm mô nướu mãn tính và hay xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng. Trong khi đó, sâu răng là một dạng tổn thương mô răng, hay hiểu theo cách đơn giản hơn, vi khuẩn sẽ tác động vào chất đường, tinh bột bám lại trên răng và tạo ra axit ăn mòn cổ răng, mô răng. Tất cả những tổn thương này, đều thuộc dạng tổn thương trên bề mặt răng, hoặc thân răng, làm cho răng suy yếu, nghiêm trọng hơn sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất răng và tiêu xương hàm.
Nếu bạn cố tình tẩy trắng răng khi những bệnh lý này chưa được điều trị dứt điểm thì những thành phần hóa học có trong thuốc tẩy trắng răng sẽ tạo ra phản ứng ngược. Không những không làm răng trắng mà còn làm cho răng càng yếu đi, nhiễm trùng dễ mòn gãy hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn nhai. Bạn chỉ nên thực hiện tẩy trắng răng khi những bệnh lý viêm nha chu, sâu răng, mòn cổ chân răng đã được điều trị dứt điểm.
Người mắc bệnh lý cơ thể:
Những người mắc các bệnh lý toàn thân như: động kinh, tâm thần, tim mạch, bệnh suy thận nặng, tiểu đường, ung thư… không thể thực hiện tẩy trắng răng. Bởi, sự căng thẳng, ê buốt trong quá trình tẩy trắng răng có thể sẽ làm tim đập nhanh hơn, dẫn đến suy tim, phù phổi hoặc khiến người bệnh tái phát cơn động kinh bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, những trường hợp có tiền sử bị dị ứng với các thành phần trong thuốc tẩy trắng, như: Carbamide peroxide, hydrogen peroxide… thì cũng không nên thực hiện việc tẩy trắng răng này.
Răng bị nhiễm màu kháng sinh Tetracyline:
Tetracycline là một trong những loại kháng sinh thường được dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ dưới 7 – 8 tuổi. Loại kháng sinh này sẽ làm răng bị đổi màu sau một thời gian sử dụng. Mức độ đổi màu còn tùy thuộc vào thời gian sử dụng, liều lượng và loại thuốc. Sau khi sử dụng Tetracyline, răng thường sẽ có màu sẫm, nâu hoặc xám xanh.
Răng bị nhiễm Tetracycline không thể tẩy trắng răng bởi bản chất của quá trình tẩy trắng răng là làm sáng phần ngà răng dưới tác dụng của gel tẩy và năng lượng ánh sáng. Trường hợp răng bị nhiễm kháng sinh từ bên trong cấu trúc răng thì phương pháp tẩy trắng răng sẽ không có hiệu quả. Thay vào đó, khách hàng nên lựa chọn phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ để giúp hàm răng trắng đều và sáng bóng.
Răng giả:
Thuốc tẩy trắng răng chỉ có tác dụng đối với những mô răng thật, do đó tẩy trắng răng sẽ không mang lại hiệu quả với những miếng trám Composite, Almagam hay những chiếc răng sứ giả, hàm giả tháo lắp…
Nếu bạn muốn thay đổi màu răng cho trường hợp này thì vẫn có cách sau:
+ Nếu có ít răng giả hay miếng trám thì với mong muốn cải thiện màu răng thì bạn có thể tẩy trắng trước rồi sau đó làm lại miếng trám và răng giả theo màu răng mới vừa tẩy.
+ Nếu trường hợp bạn làm răng giả nhiều cả hàm thì chỉ có cách là làm lại răng giả mới theo màu răng mong muốn của bạn.
Chảy máu chân răng:
Trường hợp mắc bệnh chảy máu chân răng mãn tính thì không nên tẩy trắng răng bởi chân răng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dễ chảy máu.
3. Những lưu ý khi quyết định tẩy trắng răng
Trước khi quyết định có nên tẩy trắng răng hay không bạn cần có những chú ý an toàn. Một số yếu tố để răng tẩy trắng đạt được hiệu quả tận tâm là:
– Nếu bạn đang có thói quen hút thuốc mà muốn điều trị tẩy trắng thì cần phải bỏ thuốc trong quá trình điều trị.
– Không nên tẩy trắng răng thường xuyên vì thuốc tẩy trắng có thể bảo mòn men răng.
– Sau khi tẩy trắng răng bạn sẽ có cảm giác ê buốt nhưng cảm giác đó sẽ hết sau 3 – 4 ngày. Một số bệnh nhân hiện tượng ê buốt sẽ kéo dài là do quá mẫn cảm hoặc do bị kích thích tủy thì bạn hãy đến bác sĩ kiểm tra và điều trị.
– Không nên lấy bột than hay vỏ cam, nước cốt chanh để làm trắng răng vì chúng chỉ có tác dụng làm sạch bên ngoài răng. Những phương pháp này còn làm mòn hoặc xước men răng vì vật liệu cứng hơn men răng, hoặc trong nước cốt chanh có tính axit cao nên làm rỗ men răng. Đó là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng răng bị trầy xước men, từ đó rất dễ bị thức ăn bám vào mà khó làm sạch, bề mặt men răng sẽ không còn bóng láng.
– Tẩy trắng răng không mang lại hiệu quả lâu dài: Tẩy trắng răng với công nghệ hiện đại hiện nay chỉ mất khoảng 30 phút tới 1 tiếng để có một hàm răng trắng sáng như mong muốn nhưng thông thường kết quả sau khi làm trắng răng chỉ có thể duy trì từ 2-3 năm.
– Kết quả tẩy trắng phụ thuộc vào màu răng trước đó: Tẩy trắng răng không có tác dụng tuyệt đối khi tẩy trắng, với những trường hợp răng quá xỉn màu thuốc tẩy trắng răng đôi khi không thể thực hiện tẩy trắng hiệu quả được.
Cho nên dù tẩy trắng răng là phương pháp tối ưu giúp bạn sở hữu một hàm răng trắng sáng tự nhiên nhưng có một số trường hợp không thể tẩy trắng răng được, cho nên khi có nhu cần cải thiện màu răng thì tận tâm bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể tiến hành tẩy trắng răng một cách hiệu quả mà không phải lo lắng về việc có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không.