Rất nhiều bệnh nhân khi xuất hiện các cơn đau răng đã tự điều trị tại nhà bằng thuốc giảm đau và kháng sinh. Tuy nhiên, cơ đau tái phát sau một thời gian ngắn do không điều trị đúng cách dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm.
Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau răng là gì?
1. ??̂? ??̆??
Nguyên nhân gây nhức răng thường gặp nhất là sâu răng. Các vi khuẩn trong miệng chuyển hóa đường và tinh bột thành axit, axit này hòa tan men và ngà răng trong nước bọt, tạo thành lỗ sâu. Khi trên răng xuất hiện những lỗ sâu thì lỗ sâu nhỏ, có thể không gây đau và có thể không làm bệnh nhân để ý nhưng các lỗ sâu lớn hơn có thể tích tụ các mảnh vụn thức ăn.
Viêm tủy thường bắt đầu từ sâu răng gây ra những cơn đau nhức răng liên tục, kéo dài kèm theo buốt. Nếu không được điều trị kịp thời thì nguy cơ áp xe xương ổ răng, rụng răng là hoàn toàn có thể xảy ra.
Giải pháp cải thiện tình trạng đau nhức răng trong trường hợp này không gì khác ngoài việc nạo bỏ vết sâu, điều trị tủy nếu cần và tiến hành hàn trám hoặc bọc răng sứ. Trường hợp sâu răng quá nặng, cần phải tiến hành nhổ bỏ và trồng lại răng mới thay thế răng đã mất.
2. ?́? ?? ??̆??
Ổ áp xe ở nướu răng do các mảnh vụn thức ăn bị kẹt tại nướu răng, theo thời gian gây ra viêm, đau tại nơi thức ăn và mảnh vụn bị phân hủy. Bạn sẽ nhận thấy biểu hiện của sự nhiễm trùng như sưng hay chảy mủ ở nơi xảy ra áp xe. Các ổ áp xe này cần được xử lý sớm để tránh tiến triển nặng gây hậu quả không mong muốn. Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách là cách tốt nhất giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý về răng này.
3. ????̂̃? ???̀?? ??̛?̛́? ??? ??̣̂?? ??̛?̛́? ??̆??
Nha chu bao gồm nướu, dây chằng nướu với phần xương chịu trách nhiệm bao bọc và cố định răng. Ở giai đoạn đầu, những vấn đề về nướu thường liên quan đến tình trạng viêm. Lúc này, nướu sẽ sưng đỏ và dễ chảy máu.
Vấn đề viêm nướu có khả năng lan đến xương hàm bao quanh răng và trở thành viêm nha chu. Khi đó, phần xương hàm bị phá hủy, dẫn đến tình trạng áp xe nướu (nhiễm trùng) hình thành, gây nên cơn nhức răng khó tả.
4. ??̛́? ??̛̃ ???̣̆? ??̃? ??̆??
Tình trạng gãy răng có nguy cơ làm lộ lớp ngà răng nhạy cảm hay thậm chí là tủy và các dây thần kinh. Trong một số trường hợp, bạn có thể không nhận ra răng đã bị gãy, dù vết gãy (nứt) có thể đã lan sâu vào bên trong răng. Tình trạng này có nguy cơ gây đau răng mỗi khi bạn cắn hay nhai, còn gọi là “hội chứng nứt răng”.
5. ??́? ??? ???̀?? đ??̂̀? ???̣ ??̂́? đ?̂̀ ??̂̀ ??̆??
Sau khi trám hoặc bọc, răng sẽ nhạy cảm hơn bình thường. Đặc biệt, mức độ nhạy cảm sẽ càng tăng nếu nguyên nhân điều trị răng của bạn bắt nguồn từ lỗ sâu. Do đó, dù điều trị vấn đề răng miệng là cần thiết, nhưng đôi khi các quy trình có thể gây kích thích dây thần kinh, dẫn đến cơn đau răng phát sinh.
6. ??̣̂? ?????̂́? ??̆??
Người có thói quen nghiến răng thường thực hiện hành vi này trong vô thức vào ban đêm. Bên cạnh đó, không phải ai cũng biết, nghiến răng có nguy cơ gây tổn thương cho bộ phận này. Đôi khi, thói xấu trên còn kích thích các dây thần kinh, khiến răng trở nên nhạy cảm.
7. ??̂̀ ??̣̆? ???̂? ??̆?? ??̣ ??̣̂
Trường hợp đánh răng quá mạnh, không đúng cách hoặc sử dụng bàn chải quá cứng gây ra hiện tượng mòn ở phần răng sát với nướu răng, trong chẩn đoán được gọi là mòn cổ chân răng. Lớp men bị mòn làm bộc lộ lớp ngà, gây ra tình trạng ê buốt khi chải răng hoặc khi ăn uống.
Để khắc phục tình trạng này, cách tốt nhất là trám các răng mòn ngót. Nếu răng bị mòn quá sâu, gần đến tủy răng làm kích thích tủy, cần phải chữa tủy răng.
8. ???̂? ?????
Phần chân răng hàm trên tương đối gần với các hốc xoang hàm trên. Do đó, viêm xoang có khả năng ảnh hưởng đến răng hàm, khiến chúng trở nên nhạy cảm và gây ê buốt răng.
9 ??̣? ??̆?? ???̂?
Răng hàm thứ ba hay răng khôn (răng số tám) là chiếc răng vĩnh viễn mọc cuối cùng ở người trưởng thành. Thông thường, vị trí không gian cho răng khôn dường như rất hẹp hoặc thậm chí là không có. Điều này dẫn đến hệ quả răng hàm thứ ba trở nên mắc kẹt giữa xương hàm và nướu.
Khi xuất hiện các cơ đau răng, trì hoãn thăm khám bởi bác sĩ chỉ khiến tình trạng của bạn nặng hơn. Hãy duy trì thói quen kiểm tra 2 lần mỗi năm để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bản thân và cả gia đình!